Chi Tiết Blog

Văn hóa Barber, Barbershop và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Barbershop là gì?

Những tháng cuối năm 2020, bộ phim hoạt hình Soul từ "nhà chuột" Disney ra rạp và ngay lập tức tạo nên một hiệu ứng tốt trong công chúng. Một trong những phân cảnh ấn tượng của bộ phim giành giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất ấy chính là lúc nhân vật chính Joe đến một tiệm tóc, nơi có chiếc cột xoay 3 màu nổi bật, một tay thợ tóc xăm trổ nhìn bặm trợn nhưng rất thân thiện và một không gian rộng rãi, thoải mái dành cho việc cắt tóc. 

Tại tiệm tóc ấy, nhân vật Joe của bộ phim đã được là chính mình trong khoảng thời gian cắt tóc ngắn ngủi. Và cũng chính tại nơi đây chứ không đâu khác, thông qua cuộc trò chuyện với thợ cắt tóc của mình, Joe cuối cùng cũng đã nhận ra được mục đích sống của đời mình.

van-hoa-barber-barbershop-in-soul

 

Tiệm tóc ấy, nơi của sự tự do ấy, được gọi là Barbershop.

Văn hóa Barber

Khái niệm về Barber shop đã manh nha xuất hiện rất sớm, từ những năm 296 Trước Công nguyên khi những người đàn ông Hy Lạp tụ tập ở những khu chợ, thoải mái tranh luận về những vấn đề của cuộc sống trong khi mái tóc và bộ râu của họ đang được những người thợ chăm sóc kĩ lưỡng.

van-hoa-barber-lich-su-barber

Khởi thủy của khái niệm barber shop, nơi những người đàn ông ngồi trò chuyện trong khi tóc và râu được tỉa tót cẩn thận bởi những người thợ lành nghề

Vào buổi đầu, công việc của những thợ tóc nọ không chỉ gói gọn trong râu và tóc của đàn ông. Họ tìm đến những tay thợ tóc còn để… làm phẫu thuật và chăm sóc răng miệng. Thử tưởng tượng ngày nay, bạn bước vào một Barbershop nào đó và yêu cầu được… trám răng mà xem.

Đến tận thế kỷ 19, một người đàn ông tên A.B.Moler mới mở ra Barber shop đầu tiên ở Chicago (Mỹ), đồng thời lập ra tại đây một “học viện” chuyên đào tạo ra những tay thợ tóc nam đầu tiên cho không chỉ ở xứ cờ hoa mà còn trên toàn thế giới, gọi là Barber. Từ cửa tiệm nhỏ bé này, Văn hóa Barber bắt đầu nở rộ, phát triển và lan tỏa ra khắp thế giới. Người ta bắt đầu biết đến khái niệm Barber, bắt đầu làm quen với việc đến những tiệm Barbershop, và không còn quá bất ngờ với dáng vẻ của những tay thợ tóc đầy hình xăm trong một không gian ngập mùi khói thuốc.

van-hoa-barber-barber-lich-su-barber

Dần dần, người ta không còn xem các Barbershop đơn thuần như một tiệm tóc nữa. Cánh đàn ông tụ tập tại đây như thể họ đang hẹn nhau ra một quán bia hay một tiệm Poker, nơi những gã đàn ông được là chính mình, thoải mái bàn tán về thứ mà họ thích, có thể là sự hào hứng trước một chuyến đi câu cuối tuần hay cảm xúc giận dữ sau một trận thua tức tưởi của đội thể thao mà họ yêu thích. Tại những tiệm tóc như thế, ở nơi của đồ nội thất trang nhã sang trọng, ghế cắt tóc bằng gỗ óc chó được bọc da sang trọng, những bức bích họa nghệ thuật, gương trang trí công phu, thậm chí cả đèn chùm pha lê, nơi mà đàn ông có thể đến, thư giãn và giải trí ấy đã dần hình thành nên một nền văn hóa vi mô, được gọi là Văn hóa Barber.

Những đặc trưng của Barbershop

Vậy thì điều gì làm nên một Barbershop điển hình? Để hình dung, một Barbershop sẽ có ghế ngồi, kính trên tường, tóc vương dưới sàn... Nhưng nếu chỉ như vậy thì Barbershop có khác gì với những tiệm tóc, hair salon thông thường đâu, đúng không nhỉ?

1. Barber Pole

 

van-hoa-barber-barber-pole

Nếu bạn đã từng vô tình nhìn thấy một chiếc trụ nhỏ có 3 màu đỏ, xanh, trắng nổi bật, bắt mắt, xoay tít liên tục nằm trước một cửa hàng khiêm tốn giữa con phố sầm uất nào đó, thì có lẽ bạn đã vừa lướt mắt qua một Barbershop đấy.

Đúng vậy, Barber Pole chính là biểu tượng bất diệt của Văn hóa Barber nói chung và Barbershop nói riêng. Có thể bạn chưa biết, nhưng vốn dĩ công việc nguyên thủy của các Barber là trích máu, phẫu thuật và nhổ răng đấy. Do vậy, có thể nói Barber Pole chính là chứng nhân lịch sử đối với những gã thợ tóc này.

Trên Barber Pole, màu xanh lam tượng trưng cho tĩnh mạch, màu đỏ của máu, và cuối cùng, màu trắng tượng trưng cho băng gạc. Cả ba màu sắc ấy đồng hành, hòa quyện cùng nhau trên Barber Pole, không chỉ nhắc nhở các thế hệ Barber về một lịch sử lâu đời của mình mà còn là một biểu tượng cho một vòng lặp vĩnh cửu của Văn hóa Barber giữa dòng chảy thời gian.

2. Barber

Phải rồi, làm sao có thể gọi là Barbershop nếu thiếu đi những tay thợ tóc Barber cơ chứ.

van-hoa-barber-barber-team-tony-barber-house

Nếu xem Barber Pole là linh hồn của Văn hóa Barber thì những tay thợ tóc Barber chính là thể xác.

Để định nghĩa một cách đơn giản, Barber là thợ cắt, tạo kiểu tóc và râu dành cho nam. Đàn ông đến Barbershop không gì khác hơn là để được những tay Barber xăm trổ tư vấn, thực hiện những kiểu tóc nam với kiến thức chuyên sâu. Hơn nữa, họ còn được trò chuyện, tâm sự trong một không khí thân thiện, hòa nhã của những gã đàn ông, nơi họ có thể thoải mái thể hiện bản thân mình, tách biệt hẳn với guồng chuyển động náo nhiệt của thế giới bên ngoài.

Bạn có thể gọi Barber là thợ tóc nam, nhưng nếu có thể dùng những mỹ từ, chẳng hạn như phù thủy tóc nam, thì cũng đừng ngại nhé. Các Barber xứng đáng được gọi như thế mà.

Để từ một tay mơ trở thành một người-biết-cắt-tóc thì rất dễ, chỉ mất khoảng 3 tháng cầm tay chỉ việc. Tuy nhiên, để trở thành một Barber giỏi, được công nhận và tin tưởng thì thời gian tu dưỡng tay nghề phải lên đến hàng năm trời. Quá trình khổ luyện ấy không hề dễ dàng, và không ít người đã phải bỏ cuộc trên hành trình trở thành một Barber chân chính.

van-hoa-barber-barber-in-tony-barber-house

Vì thế, một tay Barber chân chính xứng đáng nhận được rất nhiều sự tôn trọng, không chỉ về tay nghề mà còn vì đức tính cần cù, kiên trì và không bao giờ từ bỏ.

3. Những chiếc kéo

Với phù thủy, đũa phép là thứ không thể thiếu, và với Barber, những tay phù thủy tóc, thì bộ kéo chính là những chiếc đũa thần của họ.

van-hoa-barber-barber-nhung-chiec-keo

Trên tay những chiếc kéo sáng loáng, các Barber thể hiện kỹ năng “múa kéo” điêu luyện của mình. Từ tỉa đến cắt, mỗi thao tác đều được sử dụng với một chiếc kéo riêng biệt. Chính vì thế, một Barber thường trang bị cho mình một bộ “đũa thần” với số lượng từ 3 đến 10 chiếc, thậm chí còn có thể nhiều hơn nữa.

Cũng chỉ vì niềm tự hào bất diệt với những chiếc kéo như thế mà ở Barbershop, tông đơ được sử dụng rất hạn chế. Những tay thợ cạo ở Barbershop luôn muốn khách hàng sở hữu những kiểu đầu đẹp và ấn tượng nhất chỉ bằng những chiếc kéo và dao cạo. Bởi lẽ đó chính là niềm kiêu hãnh của các Barber, đồng thời cũng là cách để họ thể hiện giá trị của bản thân mà.

4. Chổi quét kem cạo mặt

Không hẳn là thứ bạn có thể tìm thấy ở nhiều Barbershop thời nay, nhưng chổi quét kem cạo mặt đã từng là điểm nhấn đặc biệt trong văn hóa barber.

van-hoa-barber-barber-choi-quetvan-hoa-barber-barber-choi-quet

Nếu phải nói về một điểm giúp Barbershop khác biệt hẳn so với các hair salon thì chính là chiếc chổi này. Những tay thợ tóc sẽ dùng chiếc chổi này để trải lên da mặt khách một cách vừa đủ một lớp bọt kem mềm mại, mát lạnh trước khi tiến hành công đoạn cạo râu.

Đi cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, những chiếc chổi quét cũng dần biến mất khỏi những Barbershop đang mọc lên như nấm sau mưa. Do đó, để được diện kiến chứng nhân lịch sử này, người ta chỉ còn cách tìm đến vài Babershop ít ỏi còn theo đuổi lý tưởng của Văn hóa Barber đúng nghĩa.

 


 

Tony Barber House - Nơi theo đuổi Văn hóa Barber đúng nghĩa tại Tp HCM

Từ lâu, Tony Barber House đã được cánh mày râu rỉ tai nhau như là một trong những Barbershop phong cách bậc nhất của Sài Gòn.

van-hoa-barber-tony-barber-house

Đến với Tony Barber House, bạn sẽ bắt gặp một niềm đam mê Văn hóa Barber len lỏi trong từng ngóc ngách. Một không gian rộng rãi, chuyên nghiệp với dãy ghế da sang trọng chỉ chờ những vị khách ngồi vào thư giãn. Đội ngũ Barber tại Tony là những tay thợ chuyên nghiệp, đam mê và sáng tạo, luôn trong tâm thế sẵn lòng tư vấn những kiểu tóc đẹp, phù hợp cho nhu cầu của từng quý ông. Đặc biệt hơn, nếu bạn có nhu cầu tạo dấu ấn riêng, cứ thoải mái trao đổi, Barber sẽ sẵn sàng phá cách, sáng tạo ngay một kiểu tóc đậm cá tính dành riêng cho bạn.

van-hoa-barber-tony-barber-house-1

Bên cạnh đó, Tony Barber House còn là địa chỉ đáng tin cậy, nơi khách hàng có thể an tâm mua sắm những sản phẩm Pomade, Wax dành cho tóc, hay hàng loạt những sản phẩm chăm sóc râu tóc khác đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Tất cả sản phẩm tại Tony Barber House đều được nhập khẩu chính hãng, giá cả hợp lý và sẵn sàng giao hàng tận tay nếu bạn không thể ghé qua cửa hàng để mua sắm.

Để trải nghiệm một nét Văn hóa Barber chính hiệu giữa lòng Sài Gòn, hãy đặt lịch ngay với Tony Barber House nhé.

Share:

Viết một bình luận